Dù bạn có là người sống nội tâm hay hướng ngoại, bạn đều có thể gặp phải những khoảng lặng mỗi khi trò chuyện với một người mới quen. Có thể là do bạn thường xuyên gặp phải tình trạng như vậy, hoặc có thể bạn đã bắt đầu với một chủ đề mà bạn không am hiểu. Thay vì cảm thấy lo lắng và cố nghĩ cách xin lỗi để đi khỏi, dưới đây là 10 mẹo nhỏ giúp bạn duy trì một cuộc nói chuyện.
1. Hãy quan tâm
Hãy chắc chắn rằng bạn thực sự muốn hòa nhập. Hoặc, ví dụ không, nếu bạn chỉ muốn hòa nhập trong gia đình hoặc nơi làm việc của bạn, thì ít nhất bạn cũng nên là một diễn viên tốt! Hãy quan tâm đến cuộc trò chuyện của bạn, cũng như người mà bạn đang nói chuyện. Nếu bạn không có vẻ quan tâm và thích thú (kể cả khi bạn thực sự như vậy), họ sẽ không muốn tiếp tục nói chuyện với bạn.
2. Đặt câu hỏi
Bạn có thể tỏ ra quan tâm đơn giản bằng cách đặt câu hỏi. Khi ai đó đặt ra một chủ đề, hãy đặt ra những câu hỏi. Điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm và mong muốn được học hỏi thêm, mà nó còn giúp cuộc trò chuyện được duy trì bởi vì đối tác của bạn sẽ tiếp tục nói. Nếu bạn không quen với chủ đề của cuộc trò chuyện, điều này sẽ giúp bạn có cơ hội để học hỏi, và sau đó bạn sẽ có thể tham gia vào cuộc trò chuyện nhiều hơn.
3. Hãy là một người biết lắng nghe
Bạn không thể chỉ đặt câu hỏi mà có thể khiến một cuộc trò chuyện tiếp tục. Bạn cũng phải lắng nghe câu trả lời. Bạn phải tiếp nhận thông tin mà người khác truyền đạt tới bạn và nhớ điều đó, nếu không bạn sẽ luôn nói chuyện vòng vo do đặt những câu hỏi giống nhau lặp đi lặp lại.
4. Duy trì giao tiếp bằng mắt
Duy trì giao tiếp bằng mắt cũng là một cách tốt để giúp người khác biết rằng bạn quan tâm tới cuộc trò chuyện. Nếu bạn cứ nhìn vào những thứ xung quanh bạn, bạn sẽ trông có vẻ thiếu tập trung và không quan tâm tới cuộc trò chuyện – thậm chí nếu bạn vẫn đặt câu hỏi nhưng không ngừng nhìn ngang nhìn dọc! Hãy nhìn thẳng vào người đối diện để cho họ thấy rằng bạn chỉ tập trung vào họ và cuộc trò chuyện hiện tại, không phải mọi thứ đang diễn ra xung quanh bạn, cũng không phải bất kỳ thứ gì đang diễn ra trong đầu bạn.
5. Có một danh sách các chủ đề
Điều này không có nghĩa là bạn có những bản liệt kê với những chủ đề được viết ra, giống như hồi bạn học lớp 7 chẳng hạn, như kiểu khi bạn gặp tai nạn và gọi một cuộc điện thoại khẩn cấp đầu tiên. Không, việc này chỉ có nghĩa là bạn có những chủ đề trong đầu mà bạn muốn thảo luận. Có thể đó là một vài sự kiện gần đây mà bạn muốn lắng nghe ý kiến của những người khác, hoặc những thay đổi mà bạn muốn thực hiện trong cuộc sống của mình mà người khác có thể có kiến thức liên quan. Có một chủ đề không có nghĩa là cần có một danh sách được viết ra, mà là duy trì một danh sách trong tâm trí sẽ giúp bạn tránh những khoảng lặng khi đến lượt bạn thay đổi chủ đề.
6. Tìm những điểm chung
Khi bạn tìm ra được điểm chung giữa hai người, sẽ là một ý tưởng rất hay nếu tập trung vào đó để tiếp tục cuộc trò chuyện! Bạn có thể tìm thấy điểm chung trong suốt các giai đoạn khi nói chuyện, hoặc bạn có thể được giới thiệu với một người nào đó đã biết rằng hai người có điểm chung, và bạn có thể nói chuyện về chủ đề đó như để giới thiệu.
7. Nói những gì bạn đang nghĩ
Điều này không có nghĩa là bạn phải thốt lên, đại loại như, “Tôi ghét giọng nói của anh”, hoặc “đôi giày đó không hợp với quần của anh đâu.” Hãy xem những người xung quanh bạn, ai có vẻ không có vấn đề gì trong việc duy trì cuộc trò chuyện. Bạn có nhận thấy điều gì ở họ không? Họ không gặp rắc rối khi nói chuyện bởi vì họ không bị bó buộc. Họ không lo lắng nếu những điều họ sắp nói có khiến họ trông ngu ngốc không, họ chỉ nói những gì họ đang nghĩ! Bạn nên làm điều tương tự. Điều đó không có nghĩa là bạn cần phải đề cập tới mọi điều đáng xấu hổ chợt đến trong đầu bạn, như những việc bạn cần làm với thời tiết tuần này. Mà chỉ cần liên quan tới cuộc trò chuyện. Người ta không cố gắng xác định chủ đề đó có đủ hấp dẫn để tiếp tục trò chuyện không. Họ chỉ đơn giản là nói về một chủ đề và tiếp tục trò chuyện về nó.
8. Liên kết khi trò chuyện
Liên kết là cách khi một người nói về một vấn đề có nhiều khía cạnh, bạn có thể nắm bắt và tiếp tục cuộc nói chuyện từ đó. Ví dụ như khi ai đó nói: “Tuần trước, tôi đã đi công tác ở Alaska”, bạn có thể nói về chủ đề du lịch nói chung, và chia sẻ một số câu chuyện của chính bạn, hoặc hỏi những câu hỏi về Alaska và cuộc sống ở đó ra sao, hoặc bắt đầu nói về công việc của người đó. Bạn có thể hỏi họ làm việc ở đâu, họ đi du lịch bao lâu một lần, hoặc chia sẻ việc bạn đã đi công tác hoặc mong muốn đi như vậy. Có nhiều cách khác nhau để tiếp tục trò chuyện chỉ từ một câu nói, vì vậy hãy lắng nghe những câu như vậy. Nó sẽ giúp bạn định hướng cuộc trò chuyện sẽ đi đến đâu với những câu hỏi nối tiếp của bạn, thay vì dẫn đến một cuộc độc thoại mà bạn chẳng hề quan tâm.
9. Luyện tập
Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng đó là sự thật. Đối với mọi thứ, luyện tập đều quan trọng, và trò chuyện cũng không ngoại lệ! Bạn có thể tập luyện duy trì một cuộc trò chuyện với bạn bè, các thành viên trong gia đình, hoặc người bán hàng ở cửa hàng rau quả. Bạn thậm chí có thể thực hành các kỹ năng này bằng cách trò chuyện trên mạng (ngoại trừ giao tiếp bằng mắt, trừ khi bạn có thể dùng một chiếc webcam!).
10. Biết khi nào nên kết thúc một cuộc trò chuyện
Điều này là hoàn toàn có lý lẽ! Nếu cuộc trò chuyện của bạn đang tiến triển tốt, có thể sẽ khó để biết khi nào nên kết thúc. Bạn không muốn ngắt lời người khác, nhưng bạn cũng không muốn cứ tiếp tục như vậy. Kết thúc câu chuyện quá sớm và muốn nói chuyện với một người lần nữa thì dễ hơn là khiến họ thấy tẻ nhạt bằng cách khiến một cuộc trò chuyện diễn ra quá lâu. Thật khó để biết làm thế nào để kết thúc trò chuyện, nhưng bạn luôn luôn nên thực hiện điều đó theo hướng tích cực. Hãy để người khác biết rằng bạn muốn nói chuyện với họ lần nữa, và chắc chắn rằng bạn biết làm thế nào để liên lạc với họ.
0 Nhận xét