Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Ad 728x90

Ngữ pháp tiếng anh lớp 7 - chương trình mới TD (Units 1-12)

 Unit 2: Health - Sức khỏe

  • more (nhiều hơn, thèm nữa) được dùng để chỉ một số lượng lớn hơn so với thứ khác.


Ex: She can’t afford to buy this fax machine. I need more money.

Cô ấy không đủ tiền mua máy fax đó. Tôi cần thêm một ít tiền nữa.

Ex: Have some more butter. Bạn dùng thêm một ít bơ nhé.

Yes, I will. Thanks. Vâng. Cám ơn bạn.

  • less: được dùng để chỉ số lượng ít hơn, kém hơn.

Ex: There are fewer motorbikes on the road. Trên đường này có ít xe mô-tô hơn.

I have less free time on Sunday. Vào Chủ nhật tôi ít có thời gian rảnh.

  • Compound sentences (Câu ghép)

Một câu ghép được nối bằng:

1)   a semi-colon or colon (dấu phẩy hoặc chấm phẩy)

Ex: I met David yesterday; he’s just come out of hospital.

I   met David yesterday, he’s just come out of hospital.

Hôm qua tôi gặp David, anh ta vừa ra khỏi bệnh viện.

2)   a Co-ordinating conjunction, Ex: and, but, so, ỵet sometimes preceded by a comma. (Liên từ kết)

Ex: He loves her but she doesn’t love him.

Anh ấy yêu cô ấy nhưng cô ấy thì không.

The party lasted until midnight, so everyone was tired.

Buổi tiệc kéo dài đến đến nửa đêm, vì vậy ai cũng mệt

Unit 3: Community Service - Dịch vụ cộng đồng

Diễn tả hành động đã xảy ra trong quá khứ khi chúng ta không biết rõ hoặc không muốn đề cập đến thời gian chính xác mà hành động đã xảy ra.

1) Cấu trúc:

a) Thể khẳng định (Affirmative form)

I/You/We/They + have + p.p He/She/It + has + p.p

Viết tắt: I’ve/You’ve/We Ve/They’ve; He’s/She’s/It’s

Ex: I have seen this film four times. Tôi đã xem phim này bốn lần rồi.    

 He has worked in a bank for three years. (Anh ta đã làm việc ở ngân hàng ba năm rồi.)

b)Thể phủ định (Negative form)    

S + haven’t/hasn’t + p.p

haven't/hasn’t là viết tắt của have not/has not

Ex: I haven’t seen this movie before. Trước đây tôi chưa xem phim này.

 c) Thể nghi vấn (Interrogative form)___________

Have/Has + s + p.p?

Để trả lời câu hỏi theo cấu trúc trên, ta dùng Cấu trúc sau:

Yes, s + have/has

 No, s + haven,t/hasn,t.

Ex: Have you seen this movie before? Trước đây bạn đã xem phim này chư1?

 Yes, I have. Vâng, tôi đã xem rồi.

No, I haven’t. Chưa, tôi vẫn chưa xem.

□    Câu hỏi Wh- dùng trong thì hiện tại hoàn thành

Wh- have/has + s + p.p?

Ex: What have you done? Bạn đã làm xong những gì?

Nếu chủ từ trong câu là who/what thì trật tự từ cũng giông như câu khẳng định.

Ex: Who has finished reading the book? Ai đã đọc xong quyển sách rồi?

□    How long ...? Bao lâu?

  • Chúng ta cần chú ý cấu trúc sau:

How long ...? Bao lâu? ... since/for ...

Để trả lời cho câu hỏi này, ta thường dùng thì hiện tại hoàn thành.

Ex: How long have you studied English?

Bạn đã học tiếng Anh được bao lâu rồi?

I have studied English for three years.

Tôi đã học tiếng Anh được ba năm.

Lưu ý: Cách chia động từ ở quá khứ phân từ (P.P)

a)   Động từ có quy tắc (regular verbs): thêm -ed vào sau động từ nguyên mẫu (xem quy tắc thêm -ed ở thì quá khứ đơn).

b)   Động từ bất quy tắc (irregular verbs): động từ ở cột 3 trong bảng động từ bất quy tắc (V3). Các em cần phải học thuộc một số động từ thường xuyên dùng.

2)  Cách dùng:

a)   Hành động hoặc quá trình vừa mới xảy ra.

Ex: I have read a new report.

Tôi vừa đọc bài báo mới.

They've just arrived.

 Họ vừa mới đến.

I   have just come back from Japan.

Tôi vừa mới trở về từ Nhật.

b)   Hành động đã xảy ra trong quá khứ khi chúng ta không biết rõ hoặc không muốn đề cập đến thời gian chính xác mà hành động đã xảy ra.

Ex: I have gone to school by bike. Tôi đã đi học bằng xe đạp.

It has rained every day.( Ngày nào trời cũng mưa.)

- Nếu muốn đề cập đến thời gian của hành động, ta phải dùng thì quá khứ đơn.

Ex: I went to school by bike last week. (Tôi đã đi học bằng xe đạp vào tuần trước.)

It rained every day last month. (Ngày nào trời cũng mưa vào tháng trước.)

c)   Hành động xảy ra nhiều lần trong quá khứ và hành động này có thể còn được lặp lại trong hiện tại hoặc tương lai

Ex: We have sometimes seen each other in the campus.

Chúng tôi thỉnh thoảng gặp nhau trong khuôn viên trường.

(chúng tôi học cùng trường)

— Nếu không có liên quan đến hiện tại (sự việc đã xảy ra quá lâu hoặc hành động đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ nhưng không còn có thể lặp lại) ta phải dùng thì quá khứ đom.

Ex: Ts'ai Lun invented paper.

Thái Luân phát minh ra giấy. (Thái Luân - người Trung Quốc, thời Đông Hán)

Who opened the window? Ai đã mở cửa sổ? (bây giờ đã đóng)

d)    Hành động hoặc quá trình xảy trong quá khứ nhưng kết quả của nó vẫn còn trong hiện tại

Ex: Have you had breakfast? Bạn ăn sáng chưa?

No, I haven't had it yet.

Chưa, tôi vẫn chưa ăn. (đến giờ vẫn chưa ăn)

He has already opened the door.

Anh ấy đã mở cửa. (bây giờ cửa đang mở)

—Nếu không còn kết quả ở hiện tại, ta dùng thì quá khứ đơn.

Ex: I posted the letter. Tôi đã gửi thư đi. (thư không còn ở đây)

He opened the door.  Anh ấy đã mở cửa. (bây giờ cửa đã đóng)

e)   Hành động bắt đầu ở quá khứ, kéo dài đến hiện tại và có khả năng tiếp tục ở tương lai. Cách dùng này có thể kết hợp với các phó từ until now, up to now, so far, these few day, all day, và các giới từ for, since.

Ex: I have been here for three years.

Tôi đã ở đây khoảng 3 năm. (đến nay vẫn còn ở đây)

She has worked in this company since her graduation.

Cô ấy làm việc ở công ty này từ khi cô ấy tốt nghiệp.

(sau khi tốt nghiệp đến nay, hiện nay vẫn làm ở đó)

She has waited here for you all day. (Cô ấy đã đợi bạn ở đây cả ngày.)

— Nếu hành động xảy ra trong khoảng thời gian và đã chấm dứt trong quá khứ, ta phải dùng thủ quá khứ đơn. Với hành đông này thường đi với động từ diễn tả hành động ngắn, như: leave, go, come, arrive, begin, buy, grow, die, join, become... Ex: I came to London three days ago. Tôi đi London 3 ngày.

Không thể nói: I have eomo to London for throe days.

His father died three years ago. Cha của anh ấy mất đã 3 năm.

Không thể nói: His father has died for three years.

i) Thì hiện tại hoàn thành thường được dùng để thông báo tin mới hoặc loan báo một sự việc vừa mới xảy ra.

Ex: Ow! I’ve cut my finger. Ôi! Tôi bị đứt tay rồi.

The road is closed. There has been an accident.

Đường đã bị chặn. Có tai nạn xảy ra.

Nhưng nếu chúng ta tiếp tục nói một cách chi tiết thì ta dùng thì quá khứ đơn.

Ex: A: Ow! I’ve burnt myself. Ôi! Tôi bị phỏng rồi.

B: How did you do that? Làm sao mà bị phỏng vậy?

A: I picked up a hot dish. Tôi bưng đĩa thức ăn nóng.

Lưu Ý: Các từ hoặc cụm từ thường được dùng với thì hiện tại hoàn thành: just, recently, lately (gần đây, vừa mới), before (trước đây), already (rồi), ever (đã từng), never (không bao giờ, chưa bao giờ), for (trong khoảng), hoặc dùng for trước danh từ chỉ quãng thời gian: for six days (khoảng 6 ngày), for a year (khoảng 1 năm), for a long time (khoảng một thời gian dài),...

-     Những trạng từ như ever, never, already thường đứng trước quá khứ phân từ.

-     Những trạng từ như yet, once, twice, three times, a few minutes, several times, many times, so far, already thường đứng cuôì câu.

-     Trạng từ so far cũng có thể đứng đầu câu.

-     Trạng từ still thường đứng trước động từ have và has.

-     Đối với since.

  • since + a point of time (since đi với một điểm thời gian)

Ex: She has lived in Ho Chi Minh City since 1996.

Cô ấy đã sống ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1996.

     since + s + V

                  s + have / has + v3 + since + s + v2

Ex: She has lived in Ho Chi Minh City since she was 18. (Cô ấy sống ở Thành phố Hồ Chí Minh từ khi lên 18.)

-     Đối với for:

Lưu ý:

  • for + period of time trong quá khứ đơn.

Ex: Last year, I went on holiday in Da Lat. I stayed there for one week.

Năm ngoái tôi đi du lịch ở Đà Lạt. Tôi ở đó một tuần lễ.

2. SO SÁNH THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH VÀ QUÁ KHỨ ĐƠN (Comparision between the present perfect tense and the simple past tense)

a)   Thì quá khứ đơn diễn tả hành động đã được hoàn tất ở quá khứ và thời gian xác định rõ ràng.

Ex: I went to the cinema last night. Tối hôm qua tôi đã đi xem phim.

—Thì hiện tại hoàn thành diễn tả một hành động xảy ra trong quá khứ mà thời gian không được xác định rõ ràng.

Ex: She has lost her wallet. Cô ấy đã mất ví rồi.

b)   Thì quá khứ đơn diễn tả một hành động đã hoàn tất trong quá khứ và không còn liên quan đến hiện tại.

Ex: I lived there for ten years. Tôi đã sống ở đó được 10 năm rồi.

Thì hiện tại hoàn thành diễn tả một hành động bắt dầu từ trong quá khứ và còn tiếp tục đến hiện tại, tương lai hoặc dừng lại ở lúc nói.

c)   Thì hiện tại hoàn thành đề cập đến hành động có tác động nào đó lên hiện tại mà khi phân tích, có thể hành động dó ta dùng quá khứ đơn.

Ex: Fact (hiện tại): He looks more handsome today.

Hôm nay trông anh ta đẹp trai hơn hẳn.

Action (hành động ở hiện tại hoàn thành)

She has had her hair cutế Cô ta vừa cắt tóc.

The analysis of the action (phân tích hành động ở quá khứ đơn)

*  Khỉ nào, ở đâu, ai,...

When did she have her hair cut? Cô ấy đã cắt tóc khi nào?

—   Three days ago. Cách đây ba ngày.

Where did she have her hair cut? Cô ấy đã cắt tóc ở đâu?

—   At Hana’s. Ớ tiệm Hana.

Who cut her hair? Ai đã cắt cho cô ấy

—   Miss Duyen. Cô Duyên.

How much did she pay for it? Cô ta trả bao nhiều tiền?

—   $20. 20 đôla.

* p.p = past participle Quá khứ phân từ (cột thứ 3 trong bảng động từ bất quy tắc)

THE PAST SIMPLE (Thì quá khứ đơn)

a) Dạng quá khứ đơn của động từ “to be” dược chia như sau:

• “to be” có nghĩa là: thì, là, ở

Thể

Chủ ngữ

To be

Ví dụ

Khẳng

định

I/He/She/It/ danh từ  số ít

was

I was at school last week. He was at school last week.

YouAVe/They/ danh từ số nhiều

were

They were at school last week.

We were at school last week.

Phủ

định

I/He/She/It/ danh từ số ít

was not (wasn’t)

I wasn’t at school last week. He wasn’t at school last week.

You/We/They/ danh từ số nhiều

were not (weren’t)

They weren’t at school last week.

We weren’t at school last week.

Thể

To be

Chủ ngữ

Ví dụ

Nghi

Vấn

Was

I/he/she/it/danh từ số ít...?

Was I at school last week? Was he at school last week?

Were

you/we/they/danh từ số nhiều...?

Were they at school last week? Were we at school last week?

b) Dạng quá khứ dơn của động từ thường được chia như sau:

Thể

Chủ ngữ

Động từ (V)

Ví dụ

Khẳng

định

He/She/It/ danh từ số ít

V + ed/(P2)

She watched TV last night. He went to the zoo yesterday.

I/You/W e/They/ danh từ số nhiều

V + ed/(P2)

I watched TV last night. They went to the zoo yesterday.

Phủ

định

He/She/It/ danh từ số  ít

did not (didn’t)

+ v (nguyên the)

She didn’t watch TV last night.

He didn’t go to the zoo

yesterday.

 

Thế

Chủ ngữ

Động ỉừ (V)

Vi du

 

I/You/We/They/ danh từ số nhiều

did not (didn’t)

+ v (nguyên thể)

I didn’t watch TV last night.

They didn’t go to the zoo yesterday.

Nghi

Vấn

Did + he/she/it/ danh từ số ít...

V(nguyên thể)...?

Did she watch TV last night?

Did he go to the zoo yesterday?

Did +

I/you/we/they/ danh từ số nhiều...

V (nguyên thể)...?

Did I watch TV last night?

Did they go to the zoo

yesterday?

Lưu ý:

-      Past 2 (P2): Động từ quá khứ đơn nằm ở cột 2 trong bảng động từ bất quy tắc.

-       Ở thể phủ định và nghi vấn, chúng ta mượn trợ động từ did chia cho tất cả các chủ ngữ (số ít hay số nhiều). Động từ còn lại trong câu phải ở dạng động từ nguyên thể.

-      Trong thì quá khứ đơn, chủ ngữ dù ở dạng số nhiều hay số ít thì động từ đều được chia như nhau. Ở dạng khẳng định động từ được chia như sau:

1. Đối với những động từ có quy tắc sẽ thêm ed vào sau động từ đó (Các em nên tham khảo quy tắc thêm ed vào sau động từ):

Ex; play (chơi)                            —> played (đã chơi)

watch (xem)                       —> watched (đã xem)

dance (nhảy, múa) —> danced (đã nhảy, múa)

2. Đối với những động từ bất quy tắc, thay đổi không theo quy tắc nào, thì ta dùng động từ ở cột thứ 2 (P2) trong bảng động từ bất quy tắc. Các em cần phải học thuộc hoặc tra bảng động từ bất quy tắc.

Ex:

Động từ nguyên thể

Quá khứ (P2)

Nghĩa

do

did

làm

go

went

đi

sing

sang

hát

have

had

take

took

Đưa,  lấy

 

Động từ nguyên thể

Quá khứ (P2)

Nghĩa

come

came

Đến

get

got

được, trở nên, lấy

give

gave

tặng, cho

• • •

• • •

 


Unit 4: Music and Arts - Âm nhạc và nghệ thuật

1. So sánh bằng của tính từ hoặc trạng từ

S + V + as + adj/ adv + as + ...

So sánh bằng của tính từ hoặc trạng từ, bằng cách thêm as vào trước và sau của tính từ hoặc trạng từ đó.

as + adj/ adv + as

Ex: well —> as well as

Lan learns Japanese as well as he does. Lan học tiếng Nhật giỏi bằng anh ấy.

Ở hình thức phủ định:

not as/ so + adj/ adv + as

Ex: cold —> not as cold as, big —► not as/ so big as

 Nha Trang City is not as cold as Hue.

Thành phố Nha Trang không lạnh bằng Huế.

2. So sánh bằng với as.....as  và so sánh không bằng với not as... as (not so....as)

-      Hình thức so sánh bằng được thành lập bằng cách thêm as vào trước và sau tính từ (adjective) hoặc trạng từ (adverb) Ta dùng so sánh khi có hai người, hai vật, hai sự kiện được đưa ra để so sánh, as... as được dùng trong so sánh bằng nhau.

not as... as hay not so... as được dùng trong so sánh không bằng nhau. Hai loại từ được dùng trong so sánh bằng nhau và không bằng nhau là trạng từ và tính từ.

  • Để so sánh hai người hay hai vật giống nhau ta dùng as... as

s + V + as + adj/ adv + as + N/ pronoun

Ex: Nhung is as old as I am. = Nhung is as old as me.

Nhung bằng tuổi tôi.

3. Cách dùng the same as và diferent from

  • Để nói về sự giống nhau hay tương tự nhau, ta dùng

(be) the same as + N/ Pronoun

Ex: This novel is the same as that one.

Quyển tiểu thuyết này cũng giống như quyển tiểu thuyết kia.

Để nói về sự khác nhau, ta dùng:___________________

(be) + different from + N/ pronoun

Ex: Her lifestyle is different from yours.

Cách sống của cô ấy khác với cách sống của bạn.

My hairstyle is different from my sister’s.

Kiểu tóc của tôi khác kiểu tóc của chị gái tôi.

4. Cấu trúc đồng tình: too và either

a) too (cũng, củng vậy, cũng thế). Được đặt ở cuối câu.

too được dùng trong câu mang nghĩa khẳng định.

  • Cấu trúc:

-     too dùng để diễn đạt sự thêm vào.

+ V... + and (Mệnh đề đầu)  + s + V, too

Ex: I like apple juice and I like tea, too.

Tôi thích nước ép táo và tôi củng thích trà nữa.

-     too dùng để diễn tả sự đồng tình, đồng ý.

s + v...

 s + V too.

Ex: He is hungry. Anh ấy đói.

I am hungry, too. Tôi cũng vậy.

b) either (cũng không) đặt ở vj trí cuối câu.

either dùng trong câu mang nghĩa phủ định.

  • Cấu trúc:

-     Diễn tả sự thêm vào.

s + V (not) + ... and s + V (not) + ... either._____

Ex: I don’t like the blue shirt and I don’t like the yellow one either.

Tôi không thích chiếc áo sơ mi xanh và cũng không thích chiếc váy vàng.

-     Diễn tả sự đồng tình, đồng ý.

s + V (not) + ..ế s + V (not) + either.

Ex: I don't like meat. Tôi không thích thịt.

I don't, either. Tôi cũng không.

Nhân xét: too, either có chung những đặc điểm sau:

1)  Khi trong mệnh đề chính có động từ be ở bất cứ thì nào thì trong mệnh đề phụ cũng dùng từ be ở thì đó.

Ex: He is hungry. I am hungry, too.

I   don’t like the white skirt and I don’t like the red one either.

2)  Khi trong mệnh đề chính hay mệnh đề đầu (The first clause), nếu có sử dụng động từ đặc biệt, ở mệnh đề sau (mệnh đề phụ) của câu đó sẽ được dùng lại động từ đặc biệt theo sau chủ ngữ nhưng phải hợp với ngôi số và chủ ngữ đứng trước nó. Những động từ đặc biệt là những động từ: be, have, need, dare, can, may, shall, will, ought to, must.

Ex: I should study History and you should, too.

Tôi phải học môn Lịch sử và bạn cũng vậy.

You musn’t do that and he musn’t either.

Bạn không được làm việc ấy và cậu ta cũng không.

3) Trong mệnh đề đầu (mệnh đề chính), nếu sử dụng động từ thường thì ở mệnh đề sau dùng trợ động từ do/ does/ did (tùy thuộc vào chủ ngữ và thì mà ta chọn “do”, “does” hay “did”. Nếu chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít thì ta chọn trợ động từ là “does” còn ngược lại ta chọn trợ động từ “do” đối với thì hiện tại đơn) và được đặt ở vị trí đứng sau chủ ngữ của mệnh đề phụ.

Động từ thường là những động từ không thuộc những động từ đặc biệt như: like (thích), write (viết), swim (bơi), cut (cắt), clean (lau chùi),...

Ex: Ngan likes to play badminton and Phuong does, too.

Ngân thích chơi cầu lông và Phương cũng vậy.

He doesn’t meet Phong and I don’t either.

Anh ấy không gặp Phong và tôi cũng vậy.

Unit 5: VietNam food and drink - Thức ăn và thức uống Việt Nam

1. Danh từ đếm được (Countable nouns) và danh từ không đếm được (Uncountable nouns)

1) Danh từ đếm được: Là danh từ chỉ những vật thể, con người, ý niệm,... riêng rẽ có thể đếm được.

Danh từ đếm được có cả hình thức số ít và số nhiều. Chúng ta có thể dùng mạo từ a/ an với danh từ đếm được số ít (singgtilar countable nouns) và các con số hoặc some, any, many, few với danh từ đếm được ở số nhiều (plural uncountable nouns).

Ex: a pen (một bút máy), an apple (một quả táo), three boys (6a cậu bé), some maps (vài bản đồ)

2) Danh từ không đếm được: là danh từ chỉ những chất liệu, chất lỏng, những khái niệm trừu tượng, và những vật mà chúng ta xem như một khối không thể tách rời.

Ex: money (tiền), light (ánh sáng), milk (sữa), meat (thịt), water (nước), work (công việc), news (tin tức), furniture (đồ gỗ)...

Phần lớn danh từ không đếm được thông thường không có hình thức số nhiều (đều ở dạng số ít). Chúng ta có thể dùng some, any, much, little trước danh từ không đếm được nhưng không được dùng con số và mạo từ a/ an.

Ex: some milk (một ít sữa), much tea (nhiều trà)

Chú ý:

- Con số và mạo từ a/ an không được dùng trước danh từ không đếm được nhưng chúng có thể được dùng kèm với danh từ chỉ sự đo lường.

Ex: a glass of milk (một li sữa), two cup of tea (hai li trà), four piece of paper (bốn tờ giấy), a bottle of orange (một cliai nước cam)

2. Mạo từ bất định (Indefinite articles): a/ an

Định nghĩa: a/ an có thể đứng trước danh từ đếm được số ít (singular noun - là danh từ chỉ những vật thể, con người, ý niệm,... riêng rẽ có thể đếm được ở dạng số ít)

Cả hai đều được sử dụng trong lời nói chung chung hoặc để giới thiệu một điều gì chưa đề cập đến trước đó.

Ex: A book. Một quyển sách. (Nói chung về sách)

- a đứng trước danh từ bắt đầu bằng một phụ âm (consonant) hoặc một nguyên âm (vowel) nhưng được phát âm như phụ âm.

Ex: a ruler (cây thước), a pencil (cây bút chì), a pig (con heo), a student (sinh viên), a one-way street (đường một chiều),...

- an đứng trước danh từ bắt đầu bằng một nguyền âm (a, e, i, o, u)

Ex: an orange (quả cam), an uncle (chú/cậu), an hour (giờ)

Các trường hơp dùng mạo tử a/an

- Mạo từ bất định a/ an được dùng trước danh từ đếm được số ít để chỉ một người/ vật không xác định hoặc một người/ vật được đề cập đến lần đầu

- người nghe không biết chính xác hoặc chưa từng biết về người hay vật đó.

 Ex: She teaches in a nice big school. Cô ấy dạy trong một ngôi trường lớn, đẹp.

[Không xác định được ngôi trường nào.]

- a/an được dùng trước danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ.

- Ex: My brother's an engineer. Anh trai mình là kĩ sư.

He works as a teacher. Anh ấy là một giáo viên.

- a/ an được dùng để nói chức năng sử dụng của một vật.

Ex: Don't use the glass as an ashtray.

Đừng dùng cái ly làm đồ gạt tàn thuốc.

-a/an được dùng để nói về một cái gì đó chung chung, không rõ ràng.

Ex: She married a teacher. Cô ta kết hôn với một giáo viên.

- a/ an được dùng để mô tả.

Ex: She has a long hair. Cô ấy có mái tóc dài.

Khi mô tả về tóc (hair), thì danh từ hair luôn ở dạng số ít và không có mạo từ đứng trước.

Ex: She's got dark hair. Cô ấy có mái tóc đen.

3. How many? How much?

How many? và How much? có nghĩa là bao nhiêu, dùng để hỏi về số lượng. Chúng ta dùng How many với danh từ đếm được ở dạng số nhiều, How much với danh từ không đếm được.

How many + danh từ đếm được ở dạng số nhiều

How much + danh từ không đếm được

Ex: How many books do you have?

Bạn có bao nhiều cuốn sách?

How much water do you need?

Bạn cần bao nhiễu nước?

4. some, any,...

a) some: vài, một vài, một ít trong số, một số. some được xem là hình thức số nhiều của a, an.

some đứng trước danh từ số nhiều đếm được và danh từ không đếm được.

Ex: There’s some water in the fridge. Có một ít nước trong tủ lạnh.

There is a book on the chair. Có một quyển sách ở trên ghế.

There are some books on the chair. Có vài quyển sách ở trên ghế.

Chúng ta sử dụng “some” khi chúng ta chưa xác định rõ được số lượng.

■ Chúng ta sử dụng “some” trong câu hỏi để bộc lộ rõ ý muốn của người nói, đặc biệt là trong câu đề nghị hay câu yêu cầuế Khi sử dụng “some” trong câu đề nghị hay câu yêu cầu, người nói bao giờ cũng mong muôn được đáp lại bằng từ “yes”.

Ex: Did you buy some apples? Bạn (đã) có mua một ít táo không?

+ Khi hỏi câu hỏi này, người hỏi mong muốn là bạn (đã) có mua một ít táo.

Ex: Could you lend me some money?

Bạn có thể cho tôi mượn một ít tiền được chứ?

b) many

  • Ta sử dụng “many” khi muôn ám chỉ một số lượng lớn. many: nhiều
  • many thường đứng trước danh từ đếm được.

Ex: She has many friends here. Ở đây cô ấy có nhiều bạn.

  • many được dùng chủ yếu trong câu hỏi và câu phủ định.

Ex: How many floors does your house have?

Nhà của bạn có bao nhiêu tầng?

There aren’t many babies in this house.

Không có nhiều em bé ở ngôi nhà này.

Do you know many people here? Bạn cóbiết nhiều người ở đây không?

c) any

any thường được dùng trong câu hỏi và câu phủ định.

any đứng trước danh từ số nhiều đếm được hoặc danh từ không đếm được.

  • • any không có nghĩa xác định. Khi đặt câu hỏi với “any” người nói ngụ ý nghi ngờ, không biết điều mình hỏi có hay không có.

Ex: Are there any apples? Có quả táo nào không?

No, there aren’t any (apples). Không, không có quả táo nào cả.

Is there any butter in the fridge?

Có chút bơ nào trong tủ lạnh không'?

No, there isn’t any (butter in the fridge).

Không, không có chút bơ nào trong tủ lạnh cả.

  • any có nghĩa “bất cứ” được dùng trong mệnh đề khẳng định, trước danh từ số ít (đếm được hoặc không đếm được) hoặc sau các từ có nghĩa phủ định (never, hardly, scarely, without,...).

Ex: He is free all day. Come and see him any time you like.

Anh ấy rảnh cả ngày. Hãy thăm anh ấy bất cứ lúc nào bạn thích.

  • any có thể được dùng trong mệnh đề If (If - clauses)

Ex: If there are any letters for her, can you send them to this address? Nếu có lá thư nào gửi cho cô ấy, bạn có thể gửi chúng đến địa chỉ này được không?

If he needs any more money, please let me know.

Nếu anh ấy cần thêm tiền, xin hãy cho tôi biết.

□ Chú ý (Note):

  • Khi danh từ đã được xác định, chúng ta có thể dùng some và any không có danh từ theo sau.

Ex: Mike wants some milk, but he couldn’t find any.

Mike muốn một ít sữa, nhưng anh ấy khống tìm được chút nước nào.

  • Các đại từ phiếm chỉ something, anything, someone, anyone, somebody, anybody, somewhere, anywhere... được dùng tương tự như cách dùng some và any.

Ex: I’m not hungry. I don’t want anything to eat.

Tôi không đói. Tôi không muốn ăn gì cả.

Unit 6: The first university in Viet Nam - Trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam

A. CÂU BỊ ĐỘNG (Passive sentences):

Câu bị động là câu trong đó chủ ngữ là người hay vật nhận hoặc chịu tác động của hành động.

Ví dụ 2: A question was asked by me. Một câu hỏi được hỏi bởi tôi.

Trong ví dụ trên, ví dụ 1 là thể chủ động, chủ ngữ I là chủ thể gây ra hành động, a question làm tân ngữ, là đối tượng chịu sự tác động của hành động. Ví dụ 2 là thể bị động của ví dụ 1, chủ ngữ I trở thành tân ngữ trong câu bị động, đi với giới từ by, tân ngữ a question trở thành chủ ngữ trong câu bị động. Cấu trúc của hai câu này khác nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn giống nhau.

Lựu ý:

- Chỉ những động từ có một tân ngữ đi theo sau (tức là những ngoại động từ) mới chuyển sang câu bị động được.

- Tân ngữ (Object) trong câu chủ động trở thành chủ ngữ trong câu bị động.

 BCẤU TRÚC

* Thể khẳng định (Affirmative form)_____________

S + be + P.P (Past Participle) + (by + 0)

Ex: A picture was painted by Tom.

     s               be + p.p            0                        

Bức tranh được vẽ bởi Tom.

* Thể phủ định (Negative form)

s + be not + p.p + (by + 0)

Ex: A picture was not painted by Tom.

          s           be + p.p               o

Bức tranh không được vẽ bởi Tom.

* Thể nghỉ vân (Interrogative form)____

Be + S + p.p + (by + 0)?

Ex: Was a picture painted by Tom?

        B           S       p.p          o

Có phải bức tranh được vẽ bởi Tom không?

Động từ be ở đây phải phù hợp với chủ ngữ cũng phải thể hiện được thì của câu. Khi dịch nghĩa câu bị động, ta dịch là “bị, được” tùy vào câu, ngữ cảnh mà ta chọn nghĩa cho phù hợp.

c. CÁCH DÙNG

Câu bị động thường dùng trong các trường hợp sau:

1. Chúng ta không biết người gây ra hành động, hoặc không cần thiết phải nói. Trường hợp này không cần cụm từ với by.

Ex.Her legs were broken in the accident yesterday. Chân của cô ấy bị gãy trong vụ tai nạn hôm qua.

The house is swept every day. Ngôi nhà được quét mỗi ngày.

The pen has been put into the box. Cây viết được đặt vào hộp.

I was told that you would meet me at the bookstore.

Tôi đã được nói rằng bạn sẽ gặp tôi tại nhà sách.

2. Để nhấn mạnh người bị tác động bởi hành động. Nếu muốn đồng thời chỉ ra người gây ra hành động thì có thể thêm cụm từ by.

Ex: This letter must be written by his sister.

Lá thư này phải được viết bởi chị gái của anh ấy.

The house next door has been bought by Mr. Tung.

Nhà kế bên đã được ông Tùng mua.

3. Khi người nói đưa ra phép lịch sự, kế hoạch, chính sách, nhưng không cần phải nói hoặc tránh nói ra hành động.

Ex: It is generally considered impolite to interrupt others' conversation.

Ngắt quãng cuộc nói chuyện của người khác bị xem là bất lịch sự.

It's hoped that such things would not happen again.

Hi vọng việc như vậy sẽ không xảy ra lần nữa.

Your proposal is generally considered impractical.

Đề xuất của bạn nhìn chung bị coi/ đánh giả là thiếu thực tế.

4. Thông báo, bố cáo trang trọng hoặc mô tả sự việc khách quan thường dùng thể bị động.

Ex: The applicant is required to fill in this form first.

Người xin việc đầu tiên được yêu cầu điền vào mẫu đơn.

Passengers are requested to remain seated until the train comes to a complete stop. Hành khách được yêu cầu ngồi nguyên vị trí cho đến khi tàu lửa dừng lại hoàn toàn.

Four engineers were killed in England. Bốn kĩ sư đã bị giết ở Anh.

5. Để hành văn lưu loát hoặc theo tình huống cụ thể và để tránh lặp lại chủ từ.

Ex: The famous star appeared and was warmly welcomed by the people. Diễn viên nổi tiếng xuất hiện và được chào đón nhiệt liệt bởi mọi người.

The film won the prize and was directed by Trung Du Dan.

Bộ phim giành giải được viết bởi Trung Du Dân.

1. Muốn chuyển một câu chủ động sang câu bị động, ta thực hiện như sau:

Active S(A)

V(A)

0(A)

Passive S(p)

V(p)

by + 0(P)

 V(A): động từ ở câu chủ động, V(P): be + p.p động từ ở câu bị động

a)  Lấy tân ngữ (O) trong câu chủ động làm chủ ngữ (S) trong câu bị động.

b)  Động từ V(A) đổi sang V(P). Chú ý thì của câu luôn không đổi, động từ be phải phù hợp với chủ ngữ và thì của câu.

c)  Chủ ngữ S(A) trong câu chủ động trở thành tân ngữ O(P) đứng sau by trong câu bị động. Nếu không cần thiết làm rõ chủ ngữ gây ra hành động thì có thể lược bỏ đi cụm từ by + tân ngữ.

2. Câu bị động có thể dùng với các loại thì sau:

 


TENSES

(Các loại thì)

PASSIVES STRUCTURE

(Cấu trúc bị động)

Present simple

(I learn English.)

is/ are/ am + p.p

English is learned (by me).

Present progressive

(She is reading the book.)

is/ are/ am + being + p.p

The book is being read (by her).

Past simple

(The little boy broke the glass.)

was/ were + p.p

The glass was broken by the little boy.

Past progressive

(The police were interrogating him.)

was/ were + being + p.p

He was bâng interrogated by the police.

Present perfect

(She has cooked the food.)

have/ has been + p.p

The food has been cooked (by her).

Past perfect

(They had watched two films before they went to bed last night)

had been + p.p

Two films had been watched btfznm they went to bed last night.

Future simple

(They will cover the road with a red carpet tomorrow.)

will be + p.p

The road will be covered with a red carpet tomorrow.

 

TENSES

(Các loại thì)

PASSIVES STRUCTURE

(Cấu trúc bị động)

Future progressive

I will be holding the wedding party in Ha Noi next month.

will be being + p.p

My wedding party will be being held in Ha Noi next month.

Future perfect

We will have completed the building before Christmas.

will have been + p.p

The building will have been completed before Christmas.

Be going to

We're going to celebrate a special party.

is/ are/ am + going to be + p.p

A special party is going to be celebrated.

Modal verbs

They can rely on him to keep secret.

can/ should/ must,... + be + p.p

He can be relied on to keep secret.

Present infinitive

They need you to reply this question as soon as possible.

to be + p.p

They need this question (to) be replied as soon as possible.

Perfect infinitive

He hopes to have finished the topic by Sunday.

to have been + P.P

He hopes the topic (to) have been finished by Sunday.

Present participle/ Gerund

(He dislikes people criticizing his work.

He hates people calling him an idiot.)

being + p.p

He dislikes his work being criticized. He hates being called an idiot.

 *  Lưu ý:

1) Bảng chủ ngữ và tân ngữ tương ứng.

Chủ ngũ

r (S)

Tân ngữ (0)

I

->

Me

We

->

Us

You

You

He

->

Him

She

->

Her

It

->

It

They

-

Them

 

2)  Nếu chủ ngữ trong câu chủ động là They hoặc someone, somebody, people,... khi chuyển sang câu bị động, chúng ta có thể bỏ by you, by them, by someone, by somebody, by people,...

Ex: They built the park in 2009 (câu chủ động) Họ xảy công viên năm 2009.

—► (câu bị động) The park was built (by them) in 2009.

Unit 7: Traffic - Giao thông

1. Dùng “it” dể chỉ khoảng cách

Chúng ta có thể sử dụng “it” ở vị trí chủ ngữ để chỉ khoảng cách.

Ex: It is about 300 metres from my house to the bus stop.

Từ nhà tôi đến trạm xe buýt khoảng 300m.

2. Cách dùng used to (The use of used to)

Chúng ta sử dụng used to (đã từng) khi nói về thói quen trong quá khứ nhưng nay không còn nữa.

Ex: When I was a child, I used to go to Suoi Tien.

Khi còn nhỏ, tôi đã từng đi Suối Tiên.

• Cách thành lập Used to

Thể khẳng định (Affirmative form)

 s + used to + V (bare inf)

Ex: I used to live in Hue. Tôi đã từng sống ở Huế.

(nhưng giờ không còn ở đó nữa)

Thể phủ định (Negative form)__________________________

 I s + didn’t + use to + V (bare inf)

Ex: My father didn’t use to smoke cigarette.

Bố tôi trước đây không hút thuốc (nhưng bây giờ bắt đầu hút thuốc).

Thể nghi vấn (Interrogative form)

 Did + s + use to + V (bare inf)?

Ex: Did you use to work in the post office?

Có phải trước đây anh đã từng làm việc ở bưu điện không?

Lưu ý (Note);

Ngoài việc sử dụng used to để nói về thói quen trong quá khứ, chúng ta còn sử dụng would.

Used to: đã từng, thường, vốn                       

would: thường

Ex: When Tham was a child, she would go fishing on Sunday.

Khi Thắm còn nhỏ, cô ấy thường đi câu cá vào Chủ nhật.

Would và used to không được dùng để đề cập đến sự việc nào đó đã xảy ra bao nhiêu lần hoặc mất khoảng bao lâu thời gian. Khi muốn đề cập đến sự việc xảy ra bao nhiêu lần trong quá khứ, chúng ta phải dùng thì quá khứ đơn.

Ex: We lived in Japan for seven years.

Chúng tôi đã sống ở Nhật được bảy năm.

When I was a child, I went to Bangkok three times.

Khi còn nhỏ, tôi đã đến Băng Cốc ba lần.

Chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ giữa used to + bare infinitive và to be + used to + V-ing.

• Used to + bare inf (đã từng) chỉ thói quen trong quá khứ.

Ex: When I was a child, I used to go to Dam Sen Park.

Khi còn nhỏ, tôi thường đi công viên Đầm Sen.

  • To be + used to + V-ing (trở nên quen với) chỉ thói quen hoặc việc thường xảy ra ở hiện tại.

Ex: I am used to listening to music every evening.

Tôi quen với việc nghe nhạc mỗi tối.

Unit 8: Films - Phim ảnh

1. Cách sử dụng “although, despite, in spite of”

Chúng ta sử dụng although, despite, in spite of để thể hiện sự tương phản giữa hai hành động (hai mẩu thông tin) trong cùng một câu.

Chúng ta sử dụng although trước một mệnh đề và despite, in spite of trước một danh từ (noun) hoặc cụm danh từ (noun phrase).

• although (dù, mặc dù, cho dù)

Although + subject + verb

Ex: Although the home team lost, they played very well.

Mặc dù đội nhà đã thua, họ chơi khá tốt.

Although he is so young, he performs excellently.

Mặc dù cậu ấy quá trẻ, cậu ấy biểu diễn xuất sắc.

• despite/ in spite of (mặc dù, cho dù, bất chấp)

despite/ in spite of + noun/ noun phrase

Ex: Despite/ in spite of being so young, he performs excellently.

Mặc dù còn quá trẻ, cậu ấy biểu diễn xuất sắc.

Despite/ in spite of his young age, he performs excellently.

Mặc dù nhỏ tuổi, cậu ấy biểu diễn xuất sắc.

Lưu ý: Khi dùng although, despite, in spite of ta không dùng but và ngược lại khi dùng but ta không dùng although, despite, in spite of.

Ex:-  Although he is so young, he performs excellently.

Mặc dù cậu ấy quá trẻ, cậu ấy biểu diễn xuất sắc.

- Despite/ in spite of being so young, he performs excellently.

Mặc dù quá trẻ, cậu ấy biểu diễn xuất sắc.

He is so young, but he performs excellently.

Cậu ấy quá trẻ, nhưng cậu ấy biểu diễn xuất sắc.

2. Cách sử dụng “however, nevertheless”

Chúng ta sử dụng however và nevertheless để thể hiện sự tương phản giữa hai câu. Chúng ta thường dùng dấu phẩy sau chúng (however, và nevertheless,).

• However (bất kể như thế nào, tuy nhièn, dù cho... thế nào đi nữa)

                     However, + subject + verb

Ex: He is so young. However, he performs excellently.

Cậu ấy quá trẻ. Tuy nhiên, cậu ấy biểu diễn xuất sắc.

• Nevertheless (tuy nhiên, tuy thế mà)

Nevertheless, + subject + verb

Ex: He is so young. Nevertheless, he performs excellently.

Cậu ấy quá trẻ. Tuy nhiên, cậu ấy biểu diễn xuất sắc.

Lưu ý:

However, nevertheless là trạng từ nên có thể bổ nghĩa cho tính từ và trạng từ.

           However/ nevertheless + adjective or adverb

Ex: However cold the weather is, I will go out now.

Dù cho thời tiết có lạnh thế nào đi nữa, tôi vẫn đi ngoài.

Nevertheless cold the weather is, I will go out now.

Tuy thời tiết lạnh thế mà, tôi vẫn đi ngoài.

3. Tính từ tận cùng là -ed và -ing

a) Tính từ tận cùng là -ed được dùng để mô tả trạng thái hoặc cảm xúc của một người (đối với người, vật hoặc sự việc nào đó). Nó mang nghĩa thụ (bị) động (bị tác động).

Ex: bored (chán)

Lan is bored with her job.

Lan cliản công việc của mình.

b) Tính từ tận cùng là -ing được dùng để mô tả người, vật hoặc sự việc tạo ra cảm xúc. Nó mang nghĩa chủ động.

Ex: boring (tẻ nhạt)

Lan’s job is boring.

Công việc của Lan thật tẻ nhạt.

Unit 9: Festivals Around The World - Những lễ hội trên thế giới

1. Cụm trạng từ (Adverbial phrase)

Một cụm trạng từ cho biết thêm thông tin về thời gian, địa điểm, cách thức,... của một hành động. Cụm trạng từ được kết hợp với danh từ, giới từ hoặc nguyên thể. Chúng có thể được sử dụng để trả lời các câu hỏi khác nhau.

- thời gian (time) (khi nào? when?)

Ex: The Festival of the Sun is held on June 24th.

Lễ hội Mặt trời được tổ chức vào ngày 24 tháng 6.

- địa điểm, nơi chốn (place) (ở đâu? where?)

Ex: The festival is celebrated in Peru.

Lễ hội được tổ chức tại Peru.

- mức độ thường xuyên (frequency) (bao lâu? how often?)

Ex: The festival takes place every year.

Lễ hội diễn ra hằng năm.

- lý do (reason) (tại sao? why?)

Ex: A lot of people go to Cusco, Peru, to attend the festival.

Nliiều người đến Cusco, Peru để tham gia lễ hội.

- cách thức, phương thức (manner) (làm sao? how?)

Ex: People celebrate it in a special way.

Người ăn mừng lễ hội một cách đặc biệt.

People celebrate it with street fairs and live music.

Người ăn mừng lễ hội với hội chợ đường phcí và nhạc sống.

2. Ôn tộp về từ để hỏi H/Wh-:

Các câu hỏi với từ để hỏi cho phép người nói tim thêm thông tin về chủ đề mình quan tâm. Các từ để hỏi theo thông tin muốn tìm có thể được liệt kê như sau:

When? —> Hỏi thông tin về thời gian Where? —> Hỏi thông tin về nơi chôn Who? —► Hỏi thông tin về người Why? —► Hỏi lý do How? —> Hỏi cách thức, phương thức What? —> Hỏi về vậưý kiến/hành động Which (one)? —> Hỏi thông tin về sự lựa chọn Whose? —► Hỏi thông tin về sở hữu Whom? —► Hỏi về người (ở dạng tân ngữ)

How much? —> Hỏi về giá cả, lượng (không đếm được)

How many? —> Hỏi về lượng (đếm được)

How long? —> Hỏi về thời gian

How often? —> Hỏi về mức độ thường xuyên

How far? —> Hỏi về khoảng cách What kind (of)? —> Yêu cầu mô tả thông tin

Unit 10: Sources of energy - Những nguồn năng lượng

1. THÌ TƯƠNG LAI TIẾP DIẼN (THE FUTURE CONTINUOUS)

1. Cách chia:

a) Thể khẳng định (Affirmative form)

s + will + be + V-ing

Ex: She will be cooking dinner when you arrive.

Cô ấy sẽ nấu bữa ăn tối khi bạn đến.

b. Thể phủ định (Negative form)

s + won’t + be + V-ing

won’t là hình thức viết tắt của will not.

Ex: They won't be living in Paris next year.

Họ sẽ không thể sống ở Paris vào năm tới.

c) Thể nghi vấn (Interrogative form)

Will + s + be + V-ing?

Ex: Will you be doing next week?

Bạn sẽ làm vào tuần tới chứ?

2. Cách dùng:

Thì tương lai tiếp diễn được dùng để diễn tả:

a) Một hành động sẽ xảy ra vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

 Ex: - This time tomorrow I'll be sitting on the train for Hanoi.

Vào giờ này ngày mai tôi đang trền tàu đến Hà Nội.

- He will be staying with his parents tomorrow morning.

Anh ấy sẽ ở với bố mẹ vào sáng mai.

b) Dùng kết hợp với thì hiện tại tiếp diễn khác để diễn đạt hai hành động đang song song xảy ra. Một ở hiện tại, còn một ở tương lai.

Ex: Now we are learning English here, but by this time tomorrow we will be attending the meeting at the office.

Bây giờ chúng tôi đang học tiếng Anh ở đây, nhưng vào khoảng thời gian này ngày mai chúng tôi sẽ tham dự một cuộc họp tại văn phòng.

c) Được dùng để đề cập đến các sự kiện tương lai đã được xác định hoặc quyết định (không mang ý nghĩa tiếp diễn).

Ex: Professor Baxter will be giving another lecture on Roman glass- making at the same time next week.

Giáo sư Baxter sẽ có một bài diễn thuyết về việc làm kính của người La Mã vào cùng thời gian này tuần tới.

d) Hoặc những sự kiện được mong đợi là sẽ xảy ra theo một tiến trình thường lệ (nhưng không diễn đạt ý định của cá nhân người nói).

Ex: You will be hearing from my solicitor.

Bạn sẽ được nghe từ luật sư của tôi.

I will be seeing you one of these days, I expect.

Tôi mong sẽ được gặp bạn trong một ngày gần đây.

e) Dự đoán cho tương lai.

Ex: Don't phone now, they will be having dinner.

Đừng gọi điện thoại lúc này, họ đang ăn tối.

i)Diễn đạt lời đề nghị nhã nhặn muốn biết về kế hoạch của người khác.

Ex: Will you be staying in here this evening?

Ông có dự định ở lại đây tối nay chứ ạ?

B. THỂ BỊ ĐỘNG ở THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN (THE FUTURE SIMPLE PASSIVE)

1. Cách chia:

a.Thể khẳng định (Affirmative form)

s + will + be + past participle (P.P)

Ex: She will be cooked dinner when you arrive.

Cô ấy sẽ được nấu bữa ăn tối khi bạn đến.

b) Thể phủ định (Negative form)

s + won’t + be + past participle (P.P)

won’t là hình thức viết tắt của will not.

Ex: They won't be lived in Paris next year.

Họ sẽ không thể sống được ở Paris vào năm tới.

c) Thể nghi vấn (Interrogative form)

Will + s + be + past participle (P.P)?

Ex: Will you be done next week?

Bạn sẽ được làm vào tuần tới phải không'?

Lưu ý:

Thể bị động dùng trong một vài trường hợp sau:

- Khi chủ ngữ của câu không quan trọng:

Ex: Solar panels will be put on the roof.

Tấm năng lượng mặt trời sẽ được đặt trên nóc nhà.

- Khi hành động của người thực hiện không biết:

Ex: Alternative sources of energy will be developed quickly.

Các nguồn năng lượng thay thế sẽ được phát triển một cách nhanh chóng.

- Nếu người thực hiện vẫn không quan trọng, chúng ta có thể thêm “by” + cụm từ hay chủ ngữ.

Ex: A test on alternative sources of energy will be taken by Class 7 A.

Một cuộc thử nghiệm về nguồn năng lượng thay thế sẽ được thực hiện bởi lớp 7A.

Unit 11: Travelling in the future - Đi lại trong tương lai

1. Dùng will để chỉ dự đoán trong tương lai (ôn tập)

- Will được dùng khi chúng ta đưa ra lời dự đoán dựa vào quan điểm hoặc kinh nghiệm trong tương lai.

Ex: One day we will travel to Mars.

Ngày nào đó chúng ta sẽ lên đến Sao Hỏa.

- Will được dùng khi chúng ta quyết định sẽ làm một việc gì đó ngay lúc đang nói (ý định không được trù tính trước.)

Ex: There’s a postbox in front of the post office. I’ll post these letters.

Có một thùng thư ở trước bưu điện. Tôi sẽ gửi những lá thư này.

2. Đại từ sở hữu (Possessive pronouns)

a) Bảng ghi nhở

Đại từ nhân xưng

Tính từ sở hữu

Đai từ sở hữu

Nghĩa

I

my

mine

của tôi, của mình

you

your

yours

của bạn, của các bạn

he

his

his

của cậu ấy

she

her

hers

của cô ấy

it

its

its

của nó

we

our

ours

của chúng ta

they

their

theirs

của họ

 b) Cách dùng

- Chúng ta sử dụng đại từ sở hữu để thay cho một cụm từ

Ex: Trinh’s pen is red. Mine is black. (Mine = my pen)

Cây bút máy của Trinh màu đỏ. Của mình màu đen.

- Một tính từ sở hữu đứng trước một danh từ

Ex: My books are new.

Những quyển sách của tôi thì mới.

3. Cách dùng giới từ “in/ on” với các phương tiện đi lại

- in được dùng với phương tiện đi lại bằng xe hơi và xe taxi, in + a car/ a taxi (bằng xe hơi/ bằng xe taxi)

Ex: They arrived in a car. Họ đến bằng xe hơi.

- on được dùng với các phương tiện đi lại công cộng hoặc cá nhân (ngoại trừ car (xe hơi) và taxi)

on + a bus/ a train/ a plane/ a boat/ a bicycle/ a motorbike (bằng buýt/ tàu lửa/ máy bay/ thuyền/ xe đạp/ xe máy) on foot (đi bộ)

Ex: She arrived on a bicycle. Cô ấy đến bằng xe đạp.

Unit 12: An overcrowded world - Một thế giới quá đông đúc

1. So sánh dịnh lượng (Comparisons of quantifiers)

  • Khi so sánh định lượng nhiều hơn, ta có cấu trúc sau:

s + V + more + cn.N + than + N/ pronoun

s + V + more + unc.N + N/ pronoun

Lựu v: Theo sau more, chúng ta có thể dùng danh từ đếm được (cn.N) và danh từ không đếm được (unc.N).

  • Khi so sánh định lượng ít hơn, ta có cấu trúc sau:

S + V + fewer + cn.N + than + N/ pronoun

s + V + less + unc.N + than + N/ pronoun

Ex: I have more English books than you.

Tôi có nhiều sách tiếng Anh hơn bạn.

She has less free time than me.

Cô ấy có ít thời gian rảnh hơn tôi.

My brother has fewer friends than me.

Anil trai tôi có ít bạn hơn tôi.

2. Câu hỏi đuôi (Tag- questions)

Câu hỏi đuôi là một dạng câu hỏi rất thông dụng trong tiếng Anh. Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi đuôi cũng giống như câu trả lời cho câu hỏi Yes/ No, nhưng câu hỏi đuôi có sắc thái ý nghĩa riêng biệt. Câu hỏi đuôi là câu hỏi ngắn dùng thêm vào sau một câu nói để hỏi thông tin hoặc để khẳng định lại ý vừa hỏi trong câu lời nói, loại câu hỏi này luôn đứng sau dấu phẩy (,) và tận cùng là dấu chấm hỏi (?).

Sau đây là cách thành lập câu hỏi đuôi cho các tất cả các thì ta đã học:

* Nguyên tắc chung khi lập câu hỏi đuôi:

- Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu khẳng định, câu hỏi đuôi phải ở thể phủ định.

Ex: She is in her bedroom, isn't she?

- Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu phủ định, câu hỏi đuôi phải ở thể khẳng định.

Ex: Nam doesn’t love Lien, does he?

* Cấu tạo của câu hỏi đuôi:

-     Câu hỏi đuôi gồm một trợ động từ tương ứng với thì được dùng trong câu nói trước dấu phẩy, có not hoặc không có not và một đại từ nhân xưng tương ứng với chủ ngữ của câu nói trước dấu phẩy.

Ex: You are afraid, aren't you? Anh đang sợ, đúng không?

You didn't do your homework, did you?

Bạn đã không làm bài tập nhà, đúng kliông?

* Ý nghĩa của câu trả lời Yes hoặc No đôi với câu hỏi đuôi:

Chúng ta cũng cần để ý ý nghĩa của câu trả lời Yes hoặc No đối với câu hỏi đuôi.

Xét trường hợp này:

Ex: You’re not going to work today, are you?

Hôm nay bạn không đi làm à?

Yes. (= I am going) Có.

No. (= I’m not going) Không.

Đối với các câu mệnh lệnh câu hỏi đuôi dùng trợ động từ will hoặc shall.

Ex: Let’s go out, shall we? Chúng ta đi ra ngoài đi, được không'?

Open the door, will you? Mở cửa ra đi, được kliông?

Don’t be late, will you? Đừng trễ nhé?

* Cách thành lập câu hỏi đuôi cho tất cả các thì đã học:

a) Hiện tại đơn với to be:

Ex: He is handsome, isn't he? Anh ấy đẹp trai, đứng không?

You are worried, aren't you? Bạn đang lo lắng, phải không?

—Đặc biệt với I am..., câu hỏi đuôi phải là aren’t I:

Ex: I’m late, aren’t I? Tôi đến trễ, phải không?

- Với I am not, câu hỏi đuôi sẽ là am I như quy tắc.

Ex: I am not guilty, am I? Tôi khống phải chịu trách nhiệm, phải không?

b) Hiện tại đơn động từ thường: mượn trợ động từ do hoặc does tùy theo chủ ngữ.

Ex: They like me, don't they? Họ thích tôi, phải không'?

She loves you, doesn't she? Cồ ấy yêu anh, phải không?

c) Thì quá khứ đơn với động từ thường: mượn trợ động từ did, quá khứ đơn với to be: was hoặc were.

Ex: You lied to me, didn't you? Bạn đã nói dối tôi, phải không?

She didn't come here, did she? Cồ ấy đã không đến, phải không'?

She was friendly, wasn't she? Cô ấy rất thân thiện, phải không?

d)Thì hiện tại hoàn thành hoặc hiện tại hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ have hoặc has.

Ex: You have left, haven't you? Bạn đã đi khỏi, phải không?

The rain has stopped, hasn't it? Trời đã tạnh mưa, phải không?

e) Thì quá khứ hoàn thành hoặc quá khứ hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ had:

Ex: She hadn't met you before, had she?

Cô ấy chưa từng gặp bạn trước đây, phải không?

i) Thì tương lai đơn:

Ex: It will rain, won't it? Trời sẽ mưa, phải không?

Your boyfriend will come to the party, won't he?

Bạn trai của bạn sẽ đến dự tiệc, phải không?

Mở rộng:

Với những câu hỏi đuôi, có thể lên hoặc xuống giọng ở cuối câu, sự lên xuống này quyết định ý nghĩa của câu. Khi xuống giọng ở cuối câu là lúc người nói chờ đợi sự đồng ý của người nghe. Còn lên giọng ở cuối câu là khi người nói muôn hỏi thông tin của người nghe.

You broke the vase, didn’t you?\

Bạn làm vỡ bình hoa, phải không?

(Xuống giọng ở cuối câu khi người nói chờ đợi sự đồng ý của người nghe.)

You broke the vase, didn’t you?/

 Bạn làm vỡ bình hoa, phải không?

(Lên giọng ở cuối câu khi người nói muốn hỏi thông tin.)

Đăng nhận xét

0 Nhận xét